Tại sao nói: "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng"

Tại sao nói:

Rằm tháng Giêng có thể xem là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt. Những ngày này, người dân thường đi lễ chùa hay làm mâm cúng tại nhà cầu may mắn cho cả năm.

Cùng Her xem ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng để giải đáp câu nói: "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" nhé!

1. Ý nghĩa Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng còn gọi là tết Nguyên Tiêu, tết Thượng Nguyên hay tết Trạng Nguyên... Theo đó, nhà vua lên ngôi vào đúng ngày rằm tháng Giêng nên hằng năm cứ đến ngày này, vua lại ra ngoài chung vui với dân. Chữ đêm (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, đây còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi ngày này là ngày Tết Nguyên Tiêu.

Rằm tháng Giêng có nguồn gốc từ Trung Hoa, tuy nhiên sau rất nhiều năm giao thoa và tiếp nhận văn hóa. Ngày này đã trở thành văn hóa Đông Á và Việt Nam là một trong những nước xem như đây là ngày lễ quan trọng nhất trong năm.

2. Vì sao “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”?

Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày Rằm tháng Giêng có ba tích. Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.

Tích thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các trạng nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc.

Tích thứ ba, ngày Tết Nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.

Trong ngày này, người Việt thường đi lễ chùa và làm mâm cơm cúng dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với người đã khuất và mong một năm mới an lành, may mắn.

Trong văn hóa của người dân Việt, thờ cúng tổ tiên luôn được đề cao và có tầm quan trọng trong đời sống. Trong một năm người dân thường đi lễ chùa cầu may, cùng với đó cũng đều thắp hương tại nhà để cầu may mắn và tưởng nhớ đến những người đã khuất. Nhưng riêng ngày rằm tháng Giêng, chúng ta lại càng đề cao hơn.

3. Cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng Rằm tháng Giêng?

Mâm lễ của người miền Bắc thường có chuối, xôi, oản, trái cây. Còn người miền Nam cúng xôi chè, bánh ít, bánh cúng, nhiều vùng vẫn gói bánh tét trong ngày này để mang đi lễ chùa. Nhìn chung mâm cúng rằm tháng Giêng cũng khá giống với mâm cúng Tết Nguyên Đán của người dân Việt.

Mâm cúng không quá cầu kì, nhưng lại mang tâm thành kính nhất đến với tổ tiên. Tuy nhiên, để mọi thứ trở nên tốt đẹp nhất bạn cũng nên lựa giờ đẹp. Thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 8/2/2020 (tức ngày 15/1 âm lịch). Đối với các gia đình không có thời gian thì có thể làm lễ cúng trước từ ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 7/2/2020). Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ.

Rằm tháng Giêng có thể xem là ngày lễ rất quan trọng đối với người dân. Mang tâm niệm cầu may mắn, an lành mọi điều suôn sẻ nhất cho một năm mới. Mâm cỗ không quá cầu kì nhưng lại ẩn chứa nhiều niềm tin hy vọng của người dân đến gần với tổ tiên.

Hy vọng bài viết của Her mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc. Vậy câu nói "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" đã có lời giải đáp rồi đúng không nào.



Đang xem: Tại sao nói: "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng"