7 việc cần chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán

7 việc cần chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán

Tết đến Xuân về, ai ai cũng thật bận rộn nào là deadline cuối năm, tiệc tùng chưa kể vô số các việc làm không tên khác. Vậy nên những ngày Tết cận kề thế này, bạn thường hay quên mất việc phải làm. Her sẽ nhắc nhớ bạn 11 việc cần chuẩn bị đón Tết Canh Tý 2020 thật đủ đầy và trọn vẹn nhé!

1. Dọn dẹp nhà cửa, trang trí bàn thờ

Dù cuộc sống có thay đổi, nhưng nét đẹp truyền thống của người Việt vẫn luôn được giữ mãi. Theo quan niệm việc dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp đem lại nhiều may mắn và tài lộc trong dịp năm mới. Dọn dẹp hết những điều không vui, không may mắn để bước sang năm mới mọi sự đổi khác. Ngoài ra cũng nhân dịp này mà mọi người trong gia đình biêt chia sẻ và cùng cảm nhận không khí mùa Xuân đang đến.



Một trong những việc quan trọng nữa là dọn dẹp và trang trí lại bàn thờ để ông bà đã khuất cùng đón Tết cùng gia đình và phù hộ gia đình được may mắn hơn. Dọn dẹp và lau sạch sẽ những dụng cụ thờ, thay mới chân hương và chuẩn bị trái cây và hoa trên bàn thờ. 



2. Diện quần áo mới

Cách đây vài năm trước, chỉ khi Tết đến chúng ta mới có dịp để sắm những bộ quần áo mới, lúc đó từ cụ già đến trẻ nhỏ đều háo hức. Khi cuộc sống bắt đầu đủ đầy như bây giờ, việc mua sắm trở nên thường xuyên hơn, không chờ Tết mới mua đồ mới nữa.

Tuy nhiên, Her vẫn khuyên bạn ít nhiều hãy mua đồ mới vào ngày Tết bởi đây là một trong những phong tục của người Việt giúp bạn tươi trẻ và phấn khởi hơn rất nhiều.


Áo dài nằm trong BST Giao Thời của Her


Váy nằm trong BST "Nàng thơ trên phố"

Chọn 1 chiếc áo dài ngày Tết có lẽ là lựa chọn ưu tiên, bởi mặc đi lễ chùa hay chúc Tết đều khiến bạn trở nên thu hút, lộng lẫy và tràn ngập không khí Xuân. Nếu muốn thay đổi, bạn hãy diện một chiếc váy mang tone màu đỏ rực rỡ chắc chắn Xuân này biết bao lời khen ngợi sẽ gửi tới bạn đó.

3. Trưng cây, hoa ngày Tết

Ngày Tết, trong nhà bạn không thể thiếu một chậu cây quất, cây mai hay cây đào điểm tô cho sắc xuân thêm rực rỡ. Bên cạnh đó, bàn thờ gia tiên cũng nên chưng loại hoa cúng đem lại may mắn cho gia chủ trong dịp Tết hằng năm như vạn thọ, cúc, cát tường, hoa hồng, loa kèn …



4. Rước ông Công, ông Táo về trời

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm. Đây được xem là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xẩy ra trong năm qua và mong Ngọc Hoàng giúp đỡ nhân dân để một năm mới thuận lợi hơn.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.


5. Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.

Bạn có thể chọn một số loại trái cây thông dụng và dễ tìm kiếm mua như: Đu đủ, xoài, sung hay các loại trái cây có nhiều màu sắc để đem lại may mắn như quýt, chuối, bưởi, đào, hồng, táo ...


6. Các món ăn đậm chất cổ truyền

Có ai còn nhớ các loại mứt Tết được bày biện trong những chiếc khay đầy đủ màu sắc không nào? Mứt Tết làm món ăn làm nên hương vị Tết, gia chủ thường mời mứt Tết thiết đãi khách tới chúc Tết. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bánh kẹo và mứt với nhiều nguồn gốc khác nhau.



Ngoài những loại bánh, mứt mua sẵn. Một công việc khiến nhiều chị em đau đầu chính là tự tay làm mâm cỗ hay các bữa ăn hằng ngày cho 3 ngày Tết. Hiện nay, các món ăn đã được nhiều gia đình biến tấu đi nhằm phù hợp với khẩu vị của các thành viên hơn, cũng cắt bớt đi những món ăn rườm rà. Tuy nhiên, vẫn phải đủ đầy những món cơ bản như: bánh chưng, thịt gà, xôi, giò, dưa hành, thịt đông...


7. Bữa cơm đoàn tụ

Những ngày cuối cùng kết thúc năm, chắc hẳn mọi người từ phương xa chỉ mong trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình. Bữa ăn chiều 30 tết nhà nhà cùng nhau nô nức chuẩn bị, mùi thơm khói bếp, mùi của các món ăn quen thuộc và tiếng cười nói của cả gia đình thật đầm ấm.

Bữa cơm đoàn tụ thể hiện tình cảm gia đình thêm gắn bó và bày tỏ sự thành kính với những người đã khuất, cùng nhau đi qua năm cũ và chào đón một năm mới với nhiều điều mới mẻ.

Tết Nguyên Đán 2020 đang đến cận kề rồi, sau khi đọc bài viết của Her hy vọng bạn sẽ chuẩn bị được đầy đủ những việc cần làm. Để Tết không còn tất bật mà thay vào đó là những nụ cười, niềm vui hân hoan phấn khởi chúc cho một năm mới tràn ngập điều may mắn đến với gia đình bạn.

Đang xem: 7 việc cần chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán